Hướng dẫn xin giấy phép hoạt động điện lực

Danh mục trang thiết bị, phương tiện, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn do tổ chức đề nghị cấp phép.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:
Là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký hoạt động tư vấn khoa học công nghệ), được thành lập và hoạt động theo các quy định hiện hành của pháp luật, gồm:
Doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Hộ kinh doanh cá thế có đăng ký kinh doanh hoạt động điện lực theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành của pháp luật;
Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đối vớI lĩnh vực hoạt động điện lực đăng ký
Có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân viên tham gia hoạt động điện lực được đào tạo đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp vớI lĩnh vực hoạt động điện lực đăng ký.
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn quy hoạch, ngoài các điều kiện quy định trên đây còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch các dạng năng lượng sơ cấp, quy hoạch nguồn và lưới điện, dự báo nhu cầu, nghiên cứu phân tích thị trường tiêu thụ, tính toán phân tích quy hoạch tối ưu hệ thống điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế – tài chính dự án.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm về các loại nhà máy điện, hệ thống điện, kinh tế – tài chính và môi trường. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính của tổ chức tư vấn phải có kinh nghiệm công tác ít nhất bảy năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Đối với tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện, nghiên cứu và dự báo phụ tải, tính toán phân tích tối ưu lưới điện phân phối, phân tích kinh tế – tài chính.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm về dự báo phụ tải, kết cấu và chế độ vận hành nguồn và lưới điện, phân tích kinh tế – tài chính dự án. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính phải có kinh nghiệm công tác ít nhất năm năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch điện lực tỉnh.
Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
Đối với tư vấn quy hoạch bậc thang thuỷ điện các dòng sông:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành thuỷ điện, có năng lực chuyên môn về thuỷ công, thuỷ văn, thuỷ năng, địa chất công trình, xây dựng thuỷ điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch bậc thang thuỷ điện.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuỷ văn, thuỷ công, thuỷ điện, xây dựng thuỷ điện. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính của tổ chức tư vấn phải có kinh nghiệm công tác ít nhất năm năm trong lĩnh vực tư vấn và phải đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch bậc thang thuỷ điện.
Có các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho lập quy hoạch bậc thang thuỷ điện.
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng điện, tuỳ theo trình độ năng lực chuyên môn, có thể đăng ký hoạt động trong một hoặc nhiều phạm vi chuyên môn (lập dự án đầu tư, thiết kế, đấu thầu), cho một hoặc nhiều loại công trình điện (nhà máy điện, đường dây và trạm), ngoài các điều kiện chung quy định trên đây còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với công trình nhà máy điện:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế – tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực lò hơi, tua bin, máy phát điện, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thuỷ công, thuỷ văn, thuỷ năng, địa chất công trình, xây dựng thuỷ điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy điện. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất năm năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia tư vấn ít nhất một dự án nhà máy điện.
Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện.
Đối với công trình đường dây và trạm biến áp:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế – tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm với cấp điện áp phù hợp.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, kết cấu xây dựng. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất năm năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm với cấp điện áp tương đương.
Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.
Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình điện, tuỳ theo trình độ năng lực chuyên môn, có thể đăng ký hoạt động cho một hoặc nhiều loại công trình điện (nhà máy điện, đường dây và trạm với các cấp điện áp khác nhau), ngoài các điều kiện chung quy định trên đây còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công trình nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, công trình thiết bị đường dây và trạm với cấp điện áp phù hợp.
Có đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực lò hơi, tua bin, máy phát điện, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thuỷ công, thuỷ văn, địa chất công trình, xây dựng thuỷ điện, cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, kết cấu xây dựng. Chuyên gia chủ trì các lĩnh vực chuyên môn chính phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất năm năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình điện cùng loại.
Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thi công các công trình nhà máy điện hoặc đường dây và trạm với cấp điện áp tương ứng.

Năng lực của tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện được phân thành 5 hạng theo quy mô công suất lắp đặt nhà máy thuỷ điện như sau:

Hạng 1: Không giới hạn quy mô công suất lắp đặt;
Hạng 2: Quy mô công suất lắp đặt đến 300MW;
Hạng 3: Quy mô công suất lắp đặt đến 100MW;
Hạng 4: Quy mô công suất lắp đặt đến 30MW;
Hạng 5: Quy mô công suất lắp đặt dưới 10MW.
Yêu cầu về năng lực của tổ chức tư vấn hoạt động theo hạng công trình thuỷ điện như sau:

Hạng 1: Không giới hạn quy mô công suất lắp đặt;
Hạng 2: Quy mô công suất lắp đặt đến 300MW;
Hạng 3: Quy mô công suất lắp đặt đến 100MW;
Hạng 4: Quy mô công suất lắp đặt đến 30MW;
Hạng 5: Quy mô công suất lắp đặt dưới 10MW.
Yêu cầu về năng lực của tổ chức tư vấn hoạt động theo hạng công trình thuỷ điện như sau:

– Hạng 1: Có ít nhất 25 chuyên gia tư vấn chính thuộc các chuyên ngành.

Hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động: Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình điện lực có cấp điện áp đến 35kV (lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, đấu thầu) các công trình điện, hồ sơ bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực (theo Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này).

2. Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơ đồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc.

3. Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chủ trì các lĩnh vực tư vấn chính (theo Phụ lục 3 kèm theo Quyết định này), kèm theo bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động đã ký với tổ chức tư vấn.

4. Danh sách các dự án tương tự mà tổ chức tư vấn đã thực hiện hoặc các chuyên gia chính của tổ chức tư vấn đã chủ trì, tham gia thực hiện trong thời gian năm năm gần nhất.

5. Danh mục trang thiết bị, phương tiện, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn do tổ chức đề nghị cấp phép.

6. Báo cáo tài chính ba năm gần nhất (đối với tổ chức đang hoạt động).

b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Căn cứ pháp lý khi hoạt động

Luật Điện lực ngày 03/12/2004.
Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực.
Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực.
Quyết định số 15/2008/QĐ-BCT ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Quyết định số 09/2007/QĐ-BCN ngày 06/02/2007 về việc sửa đổi bổ xung điểm a khoản 2 Điều 23 quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi bổ xung thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *