Cách xin giấy phép quảng cáo

Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động marketing. Quảng cáo sẽ chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của công ty. Nó đòi hỏi sự sáng tạo và không chỉ là nghệ thuật quảng cáo mà còn là khoa học quảng cáo.

Thủ tục quảng cáo

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu);

2. Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo);

3. Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng / chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ của đơn vị có sản phẩm quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng; giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.

4. Mẫu (maket) sản phẩm quảng cáo thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép.
* Phía dưới mẫu quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện quảng cáo, giấy phép số ……do Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp ngày…… tháng…… năm ……

5. Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hợp đồng giữa người làm dịch vụ quảng cáo (hoặc chủ quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển, bảng quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ).

6. Văn bản thoả thuận giữa chủ quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
7. Đối với trường hợp đặt biển quảng cáo tấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở đó.

8. Đối với quảng cáo trên phương tiện giao thông: phải có văn bản thoả thuận của Sở Giao thông Công chính tỉnh/thành phố.

9. Đối với biển, bảng đặt trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, đất, vỉa hà do ngành Giao thông – Vận tải quản lý: phải có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

10. Đối với quảng cáo trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp: phải có văn bản tiếp nhận hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo có giá trị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về y tế đối với quảng cáo trong lĩnh vực y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp đối với quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp quy định tại các khoản 4 và 6 điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.

11. Đối với quảng cáo về chương trình khuyến mại: phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.

12. Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.

13. Đối với quảng cáo về tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục: phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục.

14. Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị thực hiện quảng cáo hoặc của đơn vị có sản phẩm quảng cáo trong việc sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức cá nhân đó, về kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả và các quyền liên quan.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *