Hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Tra cứu nhãn hiệu


– Tra cứu sơ bộ: Đây là hình thức tra cứu miễn phí giúp khách hàng đánh giá được 65% khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sau 1 ngày làm việc.

– Tra cứu chuyên sâu: Là hình thức tra cứu chính thức tại Cục SHTT thông qua đại diện Luật Việt Tín. Kết quả tra cứu sẽ đạt độ chính xác cao nhất sau 1 – 3 ngày làm việc.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
Danh mục hàng hóa/dịch vụ tương ứng với nhãn hiệu
Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
Trường hợp chủ thể ủy quyền đăng ký cho đại diện Luật Việt Tín thì sẽ phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền theo mẫu chúng tôi có sẵn.

Các bước đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Cục SHTT

Với hồ sơ đầy đủ các tài liệu nêu trên, quý khách có thể nộp trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện tới địa chỉ Trụ sở Cục SHTT Việt Nam tại Hà Nội. Ngoài trụ sở tại Hà Nội, 2 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng sẽ tiếp nhận đơn và xử lý yêu cầu của quý khách.

Cũng như đăng ký nhãn hiệu cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam, nhãn hiệu của người nước ngoài sẽ được đăng ký theo quy trình sau:

– Thẩm định hình thức (1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn)

Cục sẽ xem xét các điều kiện về hình thức và thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn đáp ứng các điều kiện.

– Công bố đơn hợp lệ (2 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ)

Đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN với nội dung là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo cùng mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa/dịch vụ.

– Thẩm định nội dung (9 tháng tính từ ngày đơn được công bố)

Cục sẽ xem xét nội dung đơn dựa vào các điều kiện quy định. Nếu đáp ứng các điều kiện đó thì người nộp đơn sẽ được thông báo quyết định cấp văn bằng và yêu cầu nộp phí cấp bằng.

– Cấp văn bằng (2 – 3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí)

Ở các bước thẩm định hình thức và nội dung, nếu đơn không đáp ứng các điều kiện, Cục sẽ gửi thông báo từ chối kèm lý do và yêu cầu người nộp đơn phúc đáp trong thời hạn nhất định.

Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng sẽ có hiệu lực trong 10 năm tính từ ngày Cục tiếp nhận đơn. Sau đó chủ thể có thể gia hạn thêm mà không hạn chế số lần, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *